4 món ngon cho những ngày nồm ẩm ‘ăn gì cũng chán’, không chỉ hấp dẫn mà còn tăng cường miễn dịch

Những ngày mưa nắng thất thường, “nắng chẳng ra nắng, mưa chẳng ra mưa” như thế này dễ khiến cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi và ăn gì cũng không ngon miệng. Để Emdep.vn mách nhỏ bạn những món ngon dưới đây, giúp bạn bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể để nâng cao đề kháng trong những ngày thời tiết ẩm ương này nhé!

Gà tần

Nguyên liệu:
  • Gà ác: 1 con tầm 500gr
  • Gia vị thuốc bắc hầm gà: 1 gói
  • Rau ngải cứu
  • Kỷ tử khô: 15gr
  • Nghệ tươi, gừng
  • Gia vị thường dùng: muối, hạt nêm, nước mắm…

4 món ngon cho những ngày nồm ẩm ‘ăn gì cũng chán’, không chỉ hấp dẫn mà còn tăng cường miễn dịch

Gà tần

Cách làm gà tần thuốc bắc siêu ngon, đơn giản:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Chà xát muối với gà để khử mùi hôi, rửa thật sạch.

Rửa sạch các vị thuốc bắc trong gói gia vị hầm gà. 

Gừng, nghệ thái lát mỏng.

Rau ngải cứu nhặt lấy ⅔ thân,  rửa sạch, để ráo.

Kỷ tử rửa sạch, chần qua nước nóng, để ráo.

Bước 2: Nướng và ướp gà

Nướng sơ gà trên lửa để gà thơm hơn khi nấu, da gà dai hơn, hầm gà không bị nát, rách da.

Ướp gà với hỗn hợp sau trong 30 phút: 

Muối 

Đường 

Hạt nêm 

Nước mắm 

Gia vị thuốc bắc tầm

Bước 3: Tiềm gà

Chuẩn bị nồi áp suất, cho gà ác, kỷ tử, gừng, nghệ, ngải cứu vào.

Thêm nước 300ml nước, hầm gà khoảng 30 phút là được.

Bước 4: Thành phẩm

Gà tần thuốc bắc là món ăn rất thơm ngon, bổ dưỡng, phù hợp với những người cần bồi bổ sức khỏe. 

Bún chân giò

Nguyên liệu:
  • Chân giò heo
  • Móng giò – 2 chiếc
  • Thịt nạc – 500g
  • Xương ống – 1kg
  • Giò sống – 500g

4 món ngon cho những ngày nồm ẩm ‘ăn gì cũng chán’, không chỉ hấp dẫn mà còn tăng cường miễn dịch

Bún chân giò

Các nguyên liệu ăn kèm
  • Bún – 1kg
  • Trứng cút – 20 quả
  • Dọc mùng – 4 cây
  • Rau thơm, rau mùi, hành lá, mộc nhĩ, hành tím
  • Rau ăn kèm: salad, tía tô, húng quế, húng lủi, giá, rau muống, bắp chuối,…
  • Gia vị: hạt nêm, mắm, bột ngọt, muối, ớt, chanh
Cách nấu bún giò heo
Bước 1: Nấu nước xương

Xương ống sau khi mua về, bạn rửa sạch với nước. Sau đó, cho vào một cái nồi lớn rồi bắc lên bếp, cho thêm lượng nước vừa đủ ăn cả nhà và bắt đầu ninh xương ở lửa vừa. Trong quá trình ninh xương, các chị em nhớ lưu ý canh lửa để nước xương không bị sôi lên. Vì như vậy nước dùng sẽ bị đục, không trong và không ngon. Ngoài ra, khi nước xương bắt đầu sôi lăn tăn, nếu thấy có bọt nổi lên, các chị em hãy dùng muỗng vớt bỏ đi nhé. Vì đây là các chất dơ có trong xương nổi lên đấy.

Sau đó, các chị em để nước xương sôi lăn tăn thêm chút nữa. Nếu thấy không còn bọt nổi lên nhiều nữa thì bắt đầu nêm gia vị vào sao cho vừa khẩu vị cả nhà.

Bước 2: Chế biến giò heo

Đối với phần giò heo, đầu tiên, bạn lấy phần giò heo, móng heo rửa sơ với nước sạch. Sau đó, xát muối đều quanh tất cả số lượng móng heo, giò heo rồi cho vào nồi ninh nhừ. Khi ninh giò heo, móng heo, chúng ta chỉ nên cho ít nước thôi nhé. Vì chúng ta còn có cả một nồi nước dùng đã làm sẵn ở trên rồi.

Để ninh giò heo, móng heo mau mềm, các chị em nhớ dùng nồi áp suất để giò heo và móng heo được mềm ngon nhé. Sau khi ninh giò xong, chúng ta sẽ vớt ra để nguội rồi thực hiện tiếp các công đoạn dưới đây.

Còn phần nước giò heo, chúng ta sẽ chắt lấy phần nước trong cho vào hòa chung với nồi nước dùng đã thực chuẩn bị trước đó. Như vậy, nồi nước dùng của chúng ta sẽ có vị béo béo. Hoặc các mẹ cũng có thể để riêng ra. Khi dùng thì múc 3 phần nước xương 1 phần nước mỡ vào bát ăn ngon phải biết mà không bị ngấy.

Bước 3: Sơ chế nguyên liệu ăn kèm

Trứng cút rửa sạch rồi luộc chín, bóc vỏ cho vào một cái chén riêng.

Phần thịt heo nạc, chúng ta đem đi rửa sạch sơ với nước rồi cho vào nồi luộc chín. Đợi khi thịt đã luộc chín, mềm, chúng ta vớt thịt ra để nguội rồi thái thành từng miếng mỏng vừa ăn. Khi thái thịt, các chị em nhớ coi kỹ thớ thịt và thái ngang thớ, để thịt không bị dai và khó ăn nhé. Sau khi thái thịt xong, thịt chúng ta sẽ sắp ra một cái đĩa riêng. Khi nào ăn thì bắt đầu cho vào.

Mộc nhĩ đem ngâm trong nước cho nở rồi rửa sạch và thái nhỏ.

Giò sống mua về cho ra bát, rồi cho mộc nhĩ đã thái nhỏ vào dùng tay bọc nylon bóp đều cho giò sống và mộc nhĩ trộn đều với nhau.

Dọc mùng tước bỏ vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Rồi cho muối vào dọc mùng xóc khoảng 15 phút và bóp đều cho dọc mùng mầm và ngấm đều muối. Sau đó, ta đem dọc mùng đi xả lại với nước cho thật sạch muối và phần nước ngứa có trong dọc mùng rồi vắt mạnh cho thật ráo nước. Tiếp đến, bạn cho dọc mùng lên bếp chần qua nước sôi rồi vớt ra để nguội và lại tiếp tục vắt nước rồi cho ra chén.

Các loại rau thơm, rau mùi, hành lá bạn đem rửa sạch rồi cắt nhỏ.

Các loại rau ăn kèm (rau muống, bắp chuối, giá, húng quế, húng lủi, salad,…) rửa sạch, để ráo.

Hành tím bạn gọt vỏ, xắt nhỏ rồi bắc lên bếp phi thơm.

Bước 4: Trình bày

Sau khi đã chuẩn bị xong tất cả, đợi khi nào ăn thì chúng ta bắt đầu cho bún ra bát. Rồi cho dọc mùng, thịt nạc, giò heo, móng heo. Tiếp đến là 3 phần nước dùng, 1 phần nước béo. Rồi cho tiếp hành lá, rau thơm, hành phi nữa là có thể bày ra ăn được rồi. Bạn chuẩn bị thêm rau sống, chanh để tăng thêm sự hấp dẫn của món bún giò heo và một chén nước mắm ớt để tăng thêm sự đậm đà cho giò heo nữa là hết sẩy.

Bún mọc dọc mùng

Nguyên liệu:
  • 1kg bún rối
  • 200g sườn hoặc xương ống để ninh lấy nước
  • 200g giò sống
  • 30g mộc nhĩ
  • 30g nấm hương
  • 2 cây dọc mùng
  • 2 củ hành khô
  • 2 cây hành lá, một ít rau mùi
  • Giá, cà chua, hành phi (tùy chọn)
  • Hạt nêm, nước mắm, tiêu đen

4 món ngon cho những ngày nồm ẩm ‘ăn gì cũng chán’, không chỉ hấp dẫn mà còn tăng cường miễn dịch

Bún mọc dọc mùng

Cách làm:

– Sườn rửa sạch, sau đó luộc sơ qua một lần rồi đổ nước luộc lần 1 đi cho nước được trong ở lần 2. Sau đó đem ninh sườn trong khoảng 40 phút cho sườn được mềm và ra vị ngọt của xương. Cho thêm một chút muối vào sườn và vớt bọt trong lúc ninh để nước dùng được trong. 

– Dọc mùng tước vỏ, cắt thành các miếng chéo rồi ngâm trong nước muối nhạt trong khoảng 15-20 phút cho dọc mùng teo lại rồi vắt dọc mùng cho khô. Việc ngâm muối này sẽ giúp cho dọc mùng không còn bị ngứa nữa.

– Nấm hương và mộc nhĩ rửa sạch bằng nước lạnh rồi ngâm trong 15 phút để nấm hương và mộc nhĩ nở ra hết. Sau đó cắt bỏ phần thân cứng của nấm hương và phần cứng của mộc nhĩ. Sau đó, chúng ta sẽ thái nhỏ nấm hương và mộc nhĩ. 

– Hành khô bóc vỏ rồi thái nhỏ.

– Trộn giò sống với nấm hương, mộc nhĩ, hành khô cho đều rồi nêm với 3 thìa cà phê hạt nêm, 2 thìa cà phê nước mắm, hạt tiêu đập dập cho vừa miệng rồi viên giò sống thành các viên tròn. Cho một ít dầu ăn xoa lên tay để viên giò sống được dễ dàng. Lưu ý để lạnh các viên mọc thì khi cho vào nước dùng, mọc sẽ được giòn và thơm hơn. 

– Sau khi sườn đã được ninh nhừ, cho lửa bếp tăng rồi thả mọc vào nồi nước, đợi cho tới khi thấy mọc nổi lên hẳn là mọc đã chín. Sau đó nêm lại nồi nước dùng với hạt nêm và nước mắm cho vừa miệng. Thả dọc mùng vào nồi cho dọc mùng được nóng và nở to. 

– Bún rối trụng qua nước sôi cho nóng rồi bỏ vào bát tô. Vớt mọc và dọc mùng ra tô, rắc hành và mùi thái nhỏ lên trên cùng. Múc nước dùng khi còn sôi vào bát bún.

Như vậy là chúng ta đã có một bán bún mọc thật ngon.

Canh gà nấm hương

Nguyên liệu:
  • Thịt gà ta: 1/2 con
  • Nấm hương: 20g
  • Súp nơ xanh: 1/2 cái
  • Cà rốt: 1 củ vừa
  • Kỉ tử: 10g
  • Gia vị: muối, đường, hạt nêm
  • Hành lá

4 món ngon cho những ngày nồm ẩm ‘ăn gì cũng chán’, không chỉ hấp dẫn mà còn tăng cường miễn dịch

Canh gà nấm hương

Cách nấu canh gà nấm hương:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt gà: sát muối để gà bớt hôi, rửa sạch và chặt thành từng miếng vừa ăn rồi ướp gia vị.

Kỉ tử: ngâm với nước rồi sau đó rửa sạch, để ráo nước.

Nấm hương: ngâm nước cho nấm nở, loại bỏ phần chân nấm và rửa sạch để ráo

Cà rốt: nạo vỏ, rửa sạch và thái nhỏ.

Súp nơ: rửa sạch, cắt thành từng miếng vừa ăn.

Hành lá: bỏ rễ, rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 2: Nấu canh gà nấm

Đầu tiên, bắc một nồi nước lên bếp cho thịt gà sau khi ướp xong chừng 10 phút vào nồi, tiếp đó cho 1 quả ớt, 1 nhánh xả đập dập vào để thịt gà được dậy mùi. Ninh thịt gà với lử nhỏ khoảng 5 phút thì vớt hết xả, ớt và các váng bọt của thịt gà ở trên

Sau đó, bạn cho nấm hương và kỉ tử vào ninh cùng với thịt gà. Đến khi hai nguyên liệu này chín thì các bạn mới cho cà rốt vào đun cùng.

Sau khi đã đun chín các nguyên liệu trên thì bạn nên một số gia vị như: đường, muối, hạt nêm sao cho vừa miệng ăn. Cuối cùng là cho thêm súp nơ xanh vào để chín thì tắt bếp, thêm một chút hành lá vào để món ăn thêm hương vị và màu sắc. Vậy là bạn đã có nồi canh gà nấm thơm ngon rồi đó.

Bước 3: Thưởng thức

Bạn múc canh gà nấm ra tô và thưởng thức món ăn ngay khi còn nóng nhé, bạn có thể ăn kèm với cơm và bún sẽ rất thơm ngon đấy.

Bát canh gà nấm dậy mùi thơm của thịt gà cùng với vị ngọt mềm dai dai của nấm kết hợp với lại sẽ rất thích hợp cho gia đình bạn trong những ngày mùa đông.

Chúc bạn ngon miệng với những món ăn hấp dẫn, dễ làm này nhé!

Gửi phản hồi