Món canh này rất bổ dưỡng mà nấu lại siêu nhanh.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Ngải cứu non, trứng gà, muối, dầu mè, baking soda
Ngải cứu là loại cây cỏ sống lâu năm mọc hoang ở nhiều nơi. Loại cây này không chỉ là một vị thuốc mà cũng được sử dụng nhiều trong ẩm thực. Ngải cứu là một trong những loại rau biểu tượng của mùa xuân. Vào mùa xuân, ngải cứu cho mùi thơm nhất và vị cũng ngon nhất.
Đặc biệt, khi được tưới tắm bằng những cơn mưa xuân. Thời điểm này là lúc ngải cứu mềm và ngọt nhất. Bởi vậy, chị em nên tận dụng thời điểm tốt nhất này để chế biến thành nhiều món ngon.
-
Canh trứng mà nấu thế này thì “cân” được cả bữa tối – 15 phút là xong mà cực ngon!
Ngải cứu được chế biến thành nhiều món khác nhau như bánh ngải cứu, chả trứng ngải cứu, ngải cứu tần trứng vịt lộn hoặc tần óc heo. Có một cách kết hợp đơn giản hơn, đó là món canh trứng ngải cứu. Món canh này không chỉ giữ ấm cơ thể, bổ sung chất dinh dưỡng mà còn giúp an thần, ngủ ngon, điều hòa khí huyết của chị em phụ nữ.
Cách nấu canh trứng ngải cứu
1. Sơ chế
Nhặt lấy phần lá non và ngọn của ngải cứu, không lấy phần cọng già và úa.
Cho ngải cứu đã nhặt vào chậu, thêm chút muối trắng và baking soda vào cùng nước để ngâm rửa. Sử dụng muối trắng có tác dụng diệt khuẩn. Baking soda không chỉ khử trùng mà có thể làm sạch sâu những chất bẩn trên rau không nhìn thấy được bằng mắt thường.
Khuấy tan đều muối và baking soda, ngâm khoảng 10 phút.
2. Thực hiện
Cho lượng nước vừa đủ vào nồi canh đun sôi. Cho ngải cứu vào và tiếp tục đun.
Sau khi canh sôi trở lại, cho một xíu dầu mè vào canh. Mẹo này có thể giúp trung hòa mùi ngải cứu. Giống ngải cứu ta có vị đặc trưng, nhiều người cảm thấy nồng khó ngửi. Cho dầu mè giúp món canh dịu hơn.
Đập trứng gà vào nồi và tắt bếp. Cho xíu muối và khuấy đều cho trứng tan và chín.
Dùng canh nóng sẽ bổ và ngon. Canh trứng ngải cứu để nguội sẽ dễ bị tanh, khó ăn hơn bình thường.
Chúc chị em thành công với cách nấu canh trứng ngải cứu siêu đơn giản này nhé!
Tác dụng không ngờ của ngải cứu với sức khỏe
Ngải cứu có nhiều thành phần dinh dưỡng và chứa cả tinh dầu. Một số hoạt chất trong loại rau này có tác dụng thúc đẩy sự tuần hoàn của máu. Qua đó, có thể cải thiện quá trình trao đổi chất, giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh hơn.
Ngải cứu có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, kích thích lên da non, làm liền các vết thương. Đặc biệt, trong cây ngải cứu có chứa tanin, có tác dụng ngăn ngừa mụn nước và một số loại viêm da.
Mùa xuân, thời tiết thay đổi nhiều, độ ẩm cao xen với nắng dễ làm da khô ráp. Trong đó, ngải cứu lại có tác dụng giữ ẩm, làm sạch da. Bởi vậy, dùng ngải cứu vào chế độ ăn rất phù hợp có tác dụng làm đẹp.
Mặc dù có nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng không nên lạm dụng ngải cứu. Một tuần chỉ nên ăn 1 đến 2 lần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Theo: Afamily