Khi ăn lựu có nên bỏ hạt không? Câu trả lời khiến nhiều người ngạc nhiên

Lựu là 1 loại quả có hương vị rất ngon, chua chua ngọt ngọt, rất nhiều người yêu thích.

Ngoài hương vị và hình dạng đặc biệt, lựu còn có giá trị dinh dưỡng cao. Lựu ít calo và chất béo, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất. Hàm lượng vitamin C trong lựu cao hơn táo và nhiều loại trái cây khác.

Khi ăn lựu có nên bỏ hạt không? Câu trả lời khiến nhiều người ngạc nhiên

Lựu rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất polyphenolic. Ăn lựu có thể giúp ngăn ngừa chứng viêm mãn tính, giúp chống lại vùng bị viêm và làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư, hỗ trợ sức khoẻ tim mạch, đường tiết niệu, não bộ và đường tiêu hoá.

Khi ăn lựu có nên bỏ hạt không? Câu trả lời khiến nhiều người ngạc nhiên

Lựu có vị rất ngon, nhiều người khi ăn lựu thường cho hạt lựu vào miệng, nhai lấy nước, sau đó nhổ hạt ra. Tuy nhiên, một số người lại ăn cả hạt. Vậy cách ăn như thế nào là đúng, khi ăn lựu có nên nhổ bỏ hạt không? 

Thực tế, giá trị dinh dưỡng chứa trong hạt lựu rất cao, có lợi cho cơ thể con người. Chúng là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, chất xơ không hòa tan và axit punicic. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy loại axit độc đáo này có tác dụng chống viêm.

Khi ăn lựu có nên bỏ hạt không? Câu trả lời khiến nhiều người ngạc nhiên

Tuy nhiên, hạt lựu hơi cứng, nếu nuốt trực tiếp mà không nhai thì không tốt cho dạ dày, có thể làm tăng nguy cơ tắc nghẽn đường ruột ở những người bị táo bón mãn tính. Mọi người có thể sử dụng máy ép trái cây để ép lựu, vừa có được lợi ích sức khoẻ từ hạt lựu lại không gây gánh nặng cho đường tiêu hoá.

Khi ăn lựu có nên bỏ hạt không? Câu trả lời khiến nhiều người ngạc nhiên

Theo: 24h

Gửi phản hồi