Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ ‘mùa nào thức ấy’ dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Tính chất công việc tiếp xúc với trẻ em rối loạn tự kỷ, đối mặt với khối lượng công việc nhiều áp lực, một trong những điều giúp Lan Nhi vượt qua là sáng tạo ra mâm hoa lễ nhẹ nhàng, tinh tế.

Chữ “duyên” đến với hoa lễ của một cô gái làm ngành Y

Kiều Lan Nhi (29 tuổi) hiện đang đảm nhiệm vai trò một giảng viên của trường Cao đẳng Y khoa Hà Nội. Hàng ngày, ngoài công việc chính Lan Nhi còn có tình yêu đặc biệt với hoa và cơ duyên đến với hoa lễ cũng rất bất ngờ.

Nhi chia sẻ với Emdep.vn: “Năm 2021, sau hơn 1 năm dành thời gian chăm sóc em bé đầu lòng mình bắt đầu đi làm lại. Công việc mà mình theo đuổi là đồng hành với trẻ em có vấn đề về sức khỏe tâm thần như rối loạn tự kỷ, tăng động giảm chú ý, rối loạn hành vi – cảm xúc tuổi vị thành niên,…”

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Mâm hoa với đủ loại hoa và quả bắt mắt.

Đây được biết là một  lĩnh vực sức khỏe mới ở Việt Nam, Lan Nhi đã phải học hỏi rất nhiều với áp lực công việc vô cùng lớn. Do đặc thù nghề nghiệp nên đôi khi khiến cô giải viên rơi vào trạng thái bế tắc. 

Hàng ngày, từ sáng đến tối Nhi và đồng nghiệp phải đối mặt với tiếng khóc của các bé khi trị liệu, sự kỳ vọng của gia đình cho y bác sĩ, nhiều khi là sự thất vọng, bất lực khi tình trạng bệnh của trẻ không tiến triển. 

Tận mắt chứng kiến những sự việc đó hàng ngày, Lan Nhi lúc nào cũng trăn trở, lo lắng, đôi khi còn không làm chủ được cảm xúc, cuộc sống vì thế cũng bị ảnh hưởng.

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Các loại hoa thân thuộc mềm mại, kiểu dáng đa dạng luôn được Lan Nhi chọn.

Cơ duyên tìm đến hoa lễ cũng nảy nở từ đây, Nhi tâm sự: “Cảm thấy vấn đề cần được giải quyết sớm khi mình đang là chỗ dựa tinh thần cho người nhà và người bệnh lại không có một tâm lý vững vàng. Bản thân phải tìm cách cân bằng, dung hoà lại cảm xúc, tiếp thêm động lực để làm việc”.

Vốn là người hay tìm đến nơi của chùa để tìm một không gian thanh tịnh, rũ bỏ những phiền não, giúp tâm trở nên nghiêm tịnh hơn. Tại đây, Lan Nhi cũng cảm thấy thư giãn, cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn.

Mỗi dịp lên chùa, Lan Nhi luôn tự tay chuẩn bị mẹt hoa lễ luôn nhận được lời khen của sư Thầy, cũng như của những vị Phật tử mà cô có duyên  gặp gỡ. Nhìn ngắm những mâm hoa lễ của Nhi, mọi người hỏi xin số điện thoại để nhờ Nhi sắp lễ vào những dịp đặc biệt. 

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Mâm hoa sen – loại hoa Nhi yêu thích nhất.

Và đó là những đơn hàng đầu tiên của cô giảng viên Y. Bắt tay vào làm, càng làm Lan Nhi càng thấy đam mê, mỗi khi được cầm hoa xếp vào mâm cô gái lại có được những giây phút bình yên, vui vẻ, sáng tạo bên hoa. Nhi gần như gác lại mệt mỏi, bộn bề trong cuộc sống, cũng góp phần mang sản phẩm hoa thơm đẹp tô điểm cho đời.

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Chuỗi hoa là loại mất nhiều thời gian hoàn thiện nhất.

“Sau một thời gian “Hoa trị liệu” mình đã có một trạng thái tích cực hơn rất nhiều, đã tìm được một công việc mới phù hợp hơn, vừa có thể đồng hành với trẻ em, vừa có giá trị lan tỏa và vẫn có thời gian sống với đam mê”, Nhi tâm sự.

Không chỉ giúp bản thân bản thân thanh thản hơn, những mâm hoa lễ cũng là cách để Lan Nhi bày tỏ tình cảm với ngôi chùa, các sư thầy. Đặc biệt, công việc này cũng giúp tâm trạng Nhi tích cực và tăng trí sáng tạo. 

“Hoa với mình là nụ cười trong cuộc sống, khiến mình cảm thấy hạnh phúc. Mình là một người yêu hoa, đặc biệt là rất yêu thích hoa sen”, Nhi cho biết.

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Lan Nhi cùng bạn bè hoàn thiện sản phẩm mâm hoa.

Luôn dành thời gian cho niềm yêu thích riêng

Lượng công việc nhiều, thông thường cô giảng viên Y làm hoa lễ vào thời gian rảnh sau khi tan làm ở trường. Không mang tính chất kinh doanh nên Nhi cũng hay nhờ mẹ phụ giúp, đôi khi nhiều việc 2 mẹ con lọ mọ tới đêm khuya, sáng cũng phải dậy làm từ sớm đặc biệt vào những dịp lễ.  

Với những tác phẩm hoa lễ đơn giản trung bình mất khoảng 45 phút từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, thực hiện, hoàn thiện. Tác phẩm hoa lễ cầu kỳ hơn như kết hợp hoa quả, bánh trái hoặc những size mẹt hoa to sẽ mất tới hơn 2 giờ đồng hồ để hoàn thiện.

Lan Nhi cho biết thêm, ngoài mâm hoa thông thường cũng sẽ có thêm các sản phẩm yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận cao như: đan vòng hoa nhài hay kết đài lá chuối tốn rất nhiều thời gian có thể hết cả buổi.

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Cách phối màu cũng là điểm quan trọng để có mâm hoa lễ đẹp.

Để có được một mâm hoa lễ phải trải qua 3 bước cơ bản là:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, gấp cánh hoa sen nghệ thuật, sơ chế các loại hoa thơm cổ như nhài, ngọc lan, hoàng lan, móng rồng, hoa cau, lau rửa hoa quả, têm trầu cau,…

Bước 2: Thực hiện cắm phối, bày trí các loại hoa thơm theo mùa, thêm quả hoặc bánh trái đặt trên những mẹt tre truyền thống, phù hợp với mục đích sử dụng của từng sự kiện.

Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm xịt ẩm cho hoa, đóng gói, bảo quản.

Được biết, công đoạn khó khăn và mất nhiều công sức nhất là lên được ý tưởng mâm hoa lễ chu toàn, đầy đủ với những nguyên liệu hiện đang có. Sau đó, trong quá trình cắm sẽ có nhiều khó khăn phát sinh như: không cắm được hoa vào vị trí mong muốn, màu sắc phối chưa hài hòa, nhiều loại hoa ngắt bông (lan, nhài,…) dễ bị dập nát, cắm làm sao để có thể vận chuyển an toàn.

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Các sản phẩm sau khi hoàn thiện.

Ý tưởng giúp Lan Nhi sáng tạo nhiều mâm hoa lễ đa dạng được học hỏi từ bạn bè chung tình yêu với hoa và làm theo. Các loại hoa cắm Lan Nhi sử dụng là các loại hoa thơm cổ như: hoa sen, ngọc lan, hoàng lan, móng rồng, hoa nhài nụ, hoa cau, hoa ngâu,… và phần lớn là những loại hoa rất gần gũi với làng quê Bắc bộ và người Hà Nội xưa.  Loại quả thơm Nhi rất hay sử dụng kèm là quả thị, loài mang một bầu trời tuổi thơ của mình.

Lan Nhi chia sẻ: “Các thành phẩm hoa của mình đa số được bày biện, trang trí ở những nơi trang trọng của gia đình như bàn thờ, ban thần tài hay các nơi tôn nghiêm như đền, chùa,… Nên từ khi bắt đầu làm, mình luôn dồn hết tâm huyết tạo ra được sản phẩm thơm thảo để giúp khách hàng bày tỏ lòng thành kính, dâng lên bề trên những điều tốt đẹp”.

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Mọi người thích hoa của cô nàng phần nhiều vì mùi hương thơm cổ xưa.

Mỗi khi hoàn thiện một mâm hoa lễ, cô giảng viên lại chia sẻ hình ảnh hoa lên trang facebook cá nhân và nhận được nhiều lời động viên, yêu thích của bạn bè đây chính là niềm vui để Lan Nhi tiếp tục thực hiện đam mê. Về phía gia đình, Nhi may mắn luôn được người thân tạo điều kiện, giúp đỡ để mình có thêm thời gian “yêu hoa”.

Mọi người thích hoa của cô nàng phần nhiều vì mùi hương thơm cổ xưa – mùi của hoài niệm với cách bày trí lạ mắt từ loài hoa quen thuộc. Dấu ấn riêng của các mâm hoa lễ của Nhi có lẽ là sự tỉ mỉ trong từng sản phẩm.

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Mãn nhãn với mâm hoa, quả lễ 'mùa nào thức ấy' dâng chùa của cô giảng viên ngành Y

Thời gian tới Nhi sẽ tiếp tục học hỏi để làm được nhiều sản phẩm mà mình yêu thích.

Sản phẩm hoa Lan Nhi sáng tạo ra mang ý nghĩa cả về tinh thần và vật chất, vừa người bạn  giúp bản thân vượt qua khoảng thời gian khó khăn, vừa là sợi dây kết nối giữa thiên nhiên và con người, kết nối những tình cảm tốt đẹp, đáng quý. Trong thời gian tới Nhi sẽ tiếp tục học hỏi để làm được nhiều sản phẩm mà mình yêu thích, cũng là mong muốn lan tỏa sự thơm đẹp tới bạn bè.

Phương Nga

Ảnh: NVCC

Gửi phản hồi