Với 3 món: bún măng gà, gỏi xoài và chè đậu ván, gia đình bạn sẽ có một thực đơn cuối tuần thật no nê và ngon miệng!
Bún măng gà
Nguyên liệu:
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu bún măng gà:
– 2 cái đùi gà lớn
– 2 bộ xương gà
– 200g mọc sống
– 200g măng tươi
– 22g muối
– 60g bột nêm
– 40g đường
– 60ml nước mắm
– 1 củ hành tây
– 1kg bún
– Một ít gừng, rau râm và các loại rau sống như quế, rau muống bào, giá…
Cách làm:
Rửa sạch măng. Đặt một chiếc nồi nhỏ với khoảng 2/3 chiều cao nước sạch cùng 2g muối, mở lửa lớn. Khi nước sôi già, thả măng vào luộc trong 3 phút rồi vớt ra.
Tước hoặc xé măng thành từng cọng nhỏ vừa ăn.
Rửa sạch xương gà và thịt gà. Rửa sạch, thái gừng thành từng lát nhỏ. Rửa sạch, lột vỏ, thái múi cau 3/4 củ hành tây. Đặt một chiếc nồi lớn lên bếp, cho xương gà cùng nước sạch vào xâm xấp mặt xương, mở lửa lớn, nấu trong 4 phút xương sẽ tiết ra bọt dơ. Tắt bếp, đổ phần nước dơ đi. Cho 1.2 lít nước cùng thịt gà, hành tây, gừng vào nồi, mở lửa vừa, hầm trong 30 phút
Vớt thịt gà ra, xé nhỏ vừa ăn. Dùng muỗng múc mọc sống thành từng viên nhỏ, thả vào nồi. Nêm nước dùng với 20g muối, 60ml nước mắm, 60g bột nêm và 40g đường. Hầm thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
Thái sợi 1/4 củ hành tây còn lại. Rửa sạch, cắt nhỏ rau râm. Xếp bún ra tô, cho thịt gà, măng, mọc, hành tây, rau râm lên trên. Cuối cùng chan nước dùng vào và dùng chung với các loại rau sống.
Bún măng gà được xem là một món đặc sản của miền Bắc. Trong cái tiết trời se lạnh của buổi chớm thu, thưởng thức thịt gà béo ngậy, húp từng ngụm nước dùng thơm nóng đậm đà cũng đủ khiến lòng mình ấm áp.
Lưu ý khi làm món bún măng gà này để nước dùng được trong, trong quá trình hầm xương bạn nên chú ý vớt bọt dơ nhé!
Gỏi xoài
Gỏi xoài với vị chua tự nhiên được kết hợp cùng mực chiên giòn dai, thêm nước mắm pha ngon sẽ là món khai vị hết sức lý tưởng trong thực đơn cuối tuần của gia đình bạn!
Nguyên liệu:
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để làm gỏi xoài:
2 trái xoài xanh
230g mực khoanh
80g rau mùi tây
80g củ hành tím lớn
75g bột mì
30g bột ngô
5g muối
5g tiêu
5g bột tỏi
1 quả trứng đánh
45ml nước mắm
1/2 trái chanh
45g đường
2 tép tỏi băm
3 trái ớt
Dẩu thực vật
Cách làm:
Rửa sạch xoài, gọt bỏ vỏ.
Bào sợi xoài và bỏ hạt.
Bóc bỏ vỏ củ hành, thái sợi.
Băm nhỏ rau mùi rồi cho vào chung với xoài và củ hành.
Làm nóng chảo dầu, trong lúc đó bạn trộn đều bột mì, bột ngô, muối, bột tỏi, tiêu trong bát nhỏ, khuấy đều. Nhúng mực qua trứng đánh tan, rồi áo qua với hỗn hợp bột một lượt. Cho mực vào chảo dầu chiên đến khi mực chuyển màu vàng nâu thì vớt ra, đặt lên khăn ăn cho thấm ráo dầu.
Cuối cùng, bạn pha một bát nước mắm ngon bằng cách cho nước mắm, đường, tỏi băm vào chảo nhỏ, đun nóng đến khi đường tan hết thì bạn tắt bếp, thêm nước cốt chanh và ớt băm vào, khuấy đều. Dọn ra dùng kèm. Để hành bớt hăng bạn có thể bóp hành qua giấm và ngâm một lúc nhé!
Chè đậu ván Huế
Đậu ván có vị ngọt giúp giải cảm nắng và khát nước rất tốt, vì vậy nó được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Cùng thử bắt tay làm món chè đậu ván kiểu Huế này bạn nhé! Chè đậu ván đặc có thể dùng nóng hoặc nguội không kèm với đá và có thể cho thêm cốt dừa. Thành phẩm chè có độ trong nhưng vẫn sánh đặc, hạt đậu không bể nát mà vẫn bở mềm tan trong miệng.
Nguyên liệu:
Bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau để nấu chè đậu ván:
– 400g đậu ván
– 170g đường
– 100g bột năng
– Lá dứa
Cách làm:
Đậu ván ngâm nước ấm để qua đêm rồi bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài sau đó rửa sạch lại.
Hấp chín đậu ván trong khoảng 30 phút.
Dùng một nồi nước cho vào khoảng 1 lít nước,để đường và lá dứa vào nấu sôi cho tan đường.
Quậy tan bột năng với 3/4 bát nước.
Đường sôi hạ lửa nhỏ, vớt bỏ lá dứa.Nêm nếm lại cho vừa khẩu vị rồi cho từ từ chén bột năng vào, vừa đổ vừa quậy đều đến khi thấy nước đặc sánh lại thì dừng. Có thể không sử dụng hết số bột năng trên.
Cho đậu ván đã hấp chín vào nồi đảo đều thật nhẹ tay để tránh đậu bị nát.
Đậu ván có vị ngọt giúp giải cảm nắng và khát nước rất tốt, vì vậy nó được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Cùng thử bắt tay làm món chè đậu ván kiểu Huế này bạn nhé! Chè đậu ván đặc có thể dùng nóng hoặc nguội không kèm với đá và có thể cho thêm cốt dừa. Thành phẩm chè có độ trong nhưng vẫn sánh đặc, hạt đậu không bể nát mà vẫn bở mềm tan trong miệng.
Đánh giá:Khẩu phần 4 người
Giá tiền: 214,000đ
Đi chợ:2 đùi gà to và 2 bộ xương gà: 100,000đ
200g mọc sống: 18,000đ
1kg bún: 10,000đ
Măng tươi, hành tây, rau ăn kèm: 20,000đ
200g mực khoanh: 30,000đ
Chanh, xoài xanh, hành tím, rau mùi, tỏi, ớt: 16,000đ
Đậu ván, đường, lá dứa, bột năng: 18,000đ
(*)Giá tham khảo tại một số chợ ở Hà Nội