Đậu bắp là loại quả vô cùng quen thuộc, giá không đắt lại vô cùng tốt cho sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng trong đậu bắp rất cao, lượng calo lại thấp nên nó phù hợp với nhiều người đặc biệt là đối với bệnh nhân cao huyết áp, táo bón, tiểu đường…
Nó còn có thể phòng chống bệnh loãng xương, hỗ trợ sự phát triển thai nhi, tăng cường hệ miễn dịch. Đậu bắp cũng là món ăn giúp chị em làm đẹp da, giảm mụn, hỗ trợ giảm cân…
Bằng những tác dụng tuyệt vời của mình, đậu bắp được mệnh danh là “nhân sâm xanh” dành cho sức khỏe.
Đậu bắp có thể đem làm salad, nấu canh, xào, cuộn trứng, nhồi thịt… mỗi món ăn từ đậu bắp đem lại hương vị hấp dẫn riêng.
Trong đó, đậu bắp luộc quen thuộc hơn cả vì nó thanh mát, ngon miệng mà thực hiện lại nhanh. Để luộc đậu bắp, trong lúc sơ chế nhiều người thường cắt bỏ đầu quả, thậm chí cắt đôi quả.
Nhưng chính cách sơ chế này lại là sai lầm khiến quả đậu bắp bị mất chất dinh dưỡng và nhớt , rất khó ăn.
Do đó, khi sơ chế đậu bắp, muốn nó luôn xanh, ngon, không ra nhớt nhiều, chị em có thể tham khảo cách làm dưới đây:
Trước tiên, khi mua đậu bắp về, cần phải rửa sạch các loại bụi bẩn. Bên cạnh đó, trên thân quả có nhiều lông tơ, thậm chí nhiều lông rất cứng nên cần chà từng quả cho sạch lông.
Ngâm thêm trong nước muối ấm khoảng 15 phút, để một số chất bụi bẩn có thể được loại bỏ khỏi bề mặt của đậu bắp.
Cho nước vào nồi đun sôi, sau khi nước sôi, nhỏ hai giọt dầu ăn vào, sau đó đổ đậu bắp vào, và đun sôi lại, luộc chín (chỉ khoảng 3 phút) rồi vớt đậu bắp ra.
Sau khi vớt đậu bắp ra, nên ngâm vào bát nước lạnh để duy trì hương vị tươi ngon và độ giòn của đậu bắp.
Khi đậu bắp nguội, vớt ra, lúc này bạn mới nên cắt bỏ cuống đậu bắp chứ không nên cắt sát cuống đậu bắp hoặc bổ đôi quả trước khi luộc.
Khi đậu bắp nguội, vớt ra, lúc này bạn mới nên cắt bỏ cuống đậu bắp chứ không nên cắt sát cuống đậu bắp hoặc bổ đôi quả trước khi luộc.
Sau khi luộc xong bạn có thể ăn đậu bắp luộc hoặc đem trộn nó với nước mắm chua ngọt để làm
Theo: Eva