Sở thích “thêm mắm, dặm muối” để món ăn đậm đà hơn có thể khiến bạn đối mặt nhiều vấn đề sức khoẻ. Dưới đây là 3 nguyên tắc “vàng” từ Bộ Y tế giúp bạn có mâm cơm giảm mặn nhưng vẫn tròn vị ngon.
Theo WHO, khoảng 90% người Việt Nam ăn thừa muối – một loại thành phần tạo ra vị mặn còn gọi là natri – có trong các loại thực phẩm chế biến sẵn và gia vị. Theo đó, mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt là 9,4 gram muối/ngày, gần gấp đôi so với khuyến nghị của WHO.
Ăn quá mặn dễ “rước bệnh”
“Chế độ ăn uống không lành mạnh là một trong những tác nhân có thể gây nên 1 số bệnh nguy hiểm, trong đó ăn quá mặn là một trong những ‘thủ phạm’ chính”, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus – Tổng giám đốc WHO – cho biết.
Nhiều nghiên cứu chỉ rõ việc ăn mặn là nguyên nhân chính dẫn đến tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh đó, báo cáo được công bố vào tháng 3/2022 trên tạp chí Thế giới về Tiêu hóa khẳng định chế độ ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nguyên nhân là muối làm tăng hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori – yếu tố chính gây viêm loét dạ dày, tiến triển ung thư.
Ăn mặn khiến cơ thể phải hấp thụ lượng muối dư thừa dẫn đến huyết áp tăng cao.
“Chìa khóa” giúp mâm cơm giảm mặn vẫn tròn vị
Dựa trên khuyến cáo của WHO, Bộ Y tế đặt ra mục tiêu giảm 30% lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân Việt Nam xuống 6,6 gram/ngày đến năm 2025. Theo đó, ba nguyên tắc giúp giảm mặn là: “Cho bớt muối, chấm nhẹ tay, giảm ngay đồ mặn”.
Giảm lượng gia vị tạo mặn khi chế biến là bước đầu tiên để thực hiện chế độ ăn giảm mặn.
Bớt gia vị có nhiều muối/ natri khi nêm nếm:
Khi sử dụng bất kỳ gia vị nào, bạn cần dùng lượng vừa phải để giảm mặn. Để giúp món ngon giảm mặn nhưng vẫn “đưa cơm”, bạn có thể ưu tiên sử dụng gia vị với thành phần chứa ít muối và natri. Tại thị trường Việt Nam, bạn có thể tham khảo hạt nêm Knorr Thịt thăn Xương ống & Tủy – một trong những gia vị có công thức chỉ chứa 46% muối cùng vị ngọt chiết xuất từ xương thịt, cho món ăn mặn vừa phải nhưng vẫn hài hòa tròn vị. Bao bì sản phẩm cũng hướng dẫn cách nêm nếm, giúp người dùng kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể theo khuyến nghị của Bộ Y tế.
Ngoài ra, để giảm mặn nhưng tăng hương vị cho món ăn, người nội trợ có thể tăng tận dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên như hành, tỏi, rau thơm, chanh, giấm…
Hạt nêm Knorr chứa 46% muối cùng thành phần chiết xuất thịt thăn xương ống giúp món ăn mặn vừa phải nhưng vẫn tròn vị.
Chấm nhẹ tay:
Bước tiếp theo trong chế độ ăn giảm mặn, bạn nên cất lọ muối, chén nước chấm… khỏi bàn ăn. Điều này phần nào giúp chúng ta giảm cảm giác “thèm ăn mặn” và tiện tay lấy dùng. Đặc biệt, người thường xuyên ăn mặn cần giảm dần hoặc ngưng chấm hoặc chan thêm nước chấm (nước tương, nước mắm…) và nước sốt khi ăn. Trong trường hợp vị giác chưa quen hoặc món ăn bắt buộc có nước chấm, bạn nên pha loãng hoặc chấm nhẹ tay để giảm mặn.
Chọn thực phẩm có hàm lượng muối thấp:
Có thể bạn chưa biết, để bảo quản được lâu, natri thường được thêm vào thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp. Đây là lý do Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người dùng nên so sánh thành phần trong nhãn dinh dưỡng của thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn, từ đó chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp nhất.
Cần chú ý lượng muối/ natri khi tiêu thụ thực phẩm đóng hộp/ thực phẩm chế biến.
Việc duy trì chế độ ăn uống giảm mặn có thể giúp bạn tránh một số biến chứng sức khỏe. Trên hết, nêm ít gia vị cũng giúp bạn nếm trọn vị ngon nguyên bản của thực phẩm.
Bên cạnh sử dụng thực phẩm, gia vị giảm mặn như hạt nêm Knorr với thành phần chứa 46% muối, dễ dàng kiểm soát lượng natri theo khuyến nghị Bộ Y tế, người dùng có thể tìm kiếm công thức món ăn ngon, tốt cho sức khỏe các thành viên trong gia đình trên mini app Knorr.
Theo: 24h