Làm mơ muối để sử dụng quanh năm giúp loại trừ mệt mỏi, tăng sức đề kháng.
Chuẩn bị nguyên liệu
- 1. Mơ vàng, muối biển hạt to, rượu trắng (rượu sochu), lá tía tô đỏ
Umeboshi là mận, mơ ngâm theo kiểu Nhật Bản. Món ngâm này có vị chua và mặn rất đậm đà. Tất cả những gì bạn cần chỉ là muối, mơ (mận) và lá tía tô.
Người Việt thường làm mơ ngâm, mận ngâm đường để lấy nước uống giải khát hoặc ngâm rượu. Tuy nhiên, mang muối mặn thì không mấy người làm, vì chưa hiểu được công dụng diệu kỳ khi ngâm mơ theo cách này.
Người Nhật thường dùng Umeboshi với cơm, cháo, cơm nắm hoặc mì ống. Cách ăn kiểu này không chỉ giúp người Nhật tăng cường sức khỏe mà còn giúp làn da của chị em ngày một khỏe mạnh, căng tràn sức sống.
Theo kinh nghiệm lâu năm của người Nhật, bạn không cần đi khám bệnh nếu ăn một quả Umeboshi mỗi ngày. Axit citric trong quả mơ, mận rất tốt cho việc phục hồi năng lượng, ngăn ngừa đột quỵ do nhiệt và giảm béo phì.
Khi mơ đến mùa, bắt đầu ngả vàng là thời điểm để làm Umeboshi. Trong khi mơ xanh được chọn ngâm rượu hoặc ngâm si rô thì mơ vàng được ưu ái để muối nhiều hơn. Chính vì thế Umeboshi được hiểu đơn giản là mơ muối.
Tháng 6 đến là lúc làm mơ muối tuyệt vời trong năm. Theo công thức của người Nhật, mơ muối được làm trong một tháng. Khoảng thời gian đó chia đều cho các công đoạn, sẽ làm nên món mơ muối tuyệt phẩm. Nhìn chung, các công đoạn sẽ bao gồm 3 bước cơ bản. Mơ muối sẽ cực ngon khi được phơi ngoài nắng to, nắng giòn. Hơn thế kẻ thù của mơ muối chính là nấm mốc. Nếu làm vào ngày thời tiết âm u, mưa, nhiều ẩm ướt thì nấm mốc sẽ phát triển mạnh. Bởi vậy, bạn nên chọn thời điểm những ngày nắng để làm mơ muối.
Umeboshi được phơi nắng trong khoảng 3 ngày sau khi ngâm với muối và lá shiso đỏ. Quá trình này không chỉ giúp duy trì thời hạn sử dụng của Umeboshi, mà còn cải thiện kết cấu thịt do bay hơi ẩm, mang lại vẻ ngoài nhăn nheo đặc trưng của món này.
Cách làm mơ muối Umeboshi
1. Chuẩn bị ngâm mơ
Nếu mơ chín vàng thì bạn cần rửa sạch, không nên ngâm nước quá lâu kẻo bị ngấm nước. Nếu mơ xanh vàng thì ngâm nước khoảng 2-3 tiếng. Rửa sạch dưới vòi nước. Loại bỏ những quả bị sâu hỏng, nứt thịt.
Dùng tăm loại bỏ phần cuống quả. Lau khô mơ.
Đổ rượu trắng lên một chiếc khăn sạch, dùng lau kỹ hũ ngâm.
Rắc muối phủ dưới đáy hũ ngâm. Thêm 2 lớp mơ.
Rắc tiếp muối lên trên 2 lớp mơ vừa rồi. Cứ tiếp tục xen kẽ như vậy đến hết lượng mơ đã chuẩn bị.
Ở lớp cuối cùng, rắc muối biển. Khử trùng nắp của hũ muối mơ thật kỹ.
Đặt vật dụng có sức nặng như bát hoặc đĩa lên trên để tránh mơ bị nổi váng. Khi đã xong xuôi bạn đậy chặt nắp.
Sau một vài ngày, mơ bắt đầu ngấm muối và giải phóng nước quả. Lúc này sẽ có lớp giấm mơ, nhưng không bị nổi váng do đã được chèn nặng.
Kiểm tra kỹ và để ở nơi thoáng mát ít nhất một tháng.
2. Chuẩn bị tía tô đỏ
Nhặt lá tía tô để riêng với phần cuống.
Rửa sạch và để ráo nước.
Cho một lượng muối nhất định vào nhào, vò tía tô thật kỹ. Lá tía tô đỏ có thể phai màu, bạn sẽ cần dùng găng tay nilon nếu muốn.
Chất lỏng màu tím sẫm sủi bọt này loại bỏ đi.
Thêm tiếp phần muối còn lại vào phần lá tía tô đã bóp. Cần loại bỏ bớt tạp chất, càng làm kỹ thì mơ muối của bạn sẽ càng sẫm màu.
Trong lần bóp sau này, màu nước đẹp hơn so với ban đầu, nhưng vẫn cần loại bỏ chúng.
Mở thùng mơ ngâm, lấy ra một cốc giấm mơ đổ vào phần lá tía tô đã bóp.
Đảo đều cho tía tô ngấm giấm, giấm mơ sẽ chuyển sang màu tím hoặc đỏ tươi.
3. Chuẩn bị làm Umeboshi
Đổ hết phần lá tía tô đỏ lẫn nước vào hũ mơ.
Dàn đều lá tía tô để che kín phần mơ. Đậy một lớp nắp. Chèn vật nặng và đóng kín nắp hũ.
Sau 10 ngày thêm lá tía tô, bạn có thể đến một tháng. Lúc này phần nước cốt có màu đỏ đậm rất đẹp. Vớt phần quả mơ đặt vào chiếc sàng hoặc giá lớn.
Vớt lá tía tô và vắt hết phần nước cốt.
Đặt chúng lên khay có giấy bạc, phơi khô ngoài nắng hoặc lò sấy.
Cho phần nước cốt vào lọ đã khử trùng. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh.
Chọn 3 ngày nắng nhất, mang quả mơ ngâm ra dàn đều phơi dưới nắng. Cho vào lò sấy cũng được tuy nhiên được làm khô bằng ánh nắng mặt trời sẽ cho hương vị đậm đà, khác biệt. Có thể dùng vải màn hoặc lưới để phủ lên mơ khỏi ruồi bọ bay vào.
4. Bảo quản Umeboshi
Người Nhật có cách bảo quản mơ ngâm thật tuyệt vời. Bạn có thể cất Umeboshi sau 3 ngày phơi nắng. Bạn có thể ngâm những quả mơ này ngập trong phần nước cốt để bảo quản. Cách thứ 2 là cho quả mơ vào lọ kín.
Không cần ăn luôn, vì lúc này mơ vẫn còn mặn. Một vài tháng sau, khi được nghỉ, mơ nhạt dần, dịu lại, vị mặn không còn gắt và hơi chua nhẹ. Mơ bảo quản nơi mát mẻ có thể giữ được từ 2-3 năm.
Thời gian thực hiện Umeboshi tương đối dài và cũng cần nhiều công đoạn nhưng thành phẩm thì miễn chê. Mơ muối Umeboshi theo kiểu Nhật Bản rất đáng để thử, quả mơ muối ăn kèm cháo, súp hoặc thêm vào các món ăn hàng ngày rất hợp.
Hãy thử cách làm mơ muối này để vừa tăng sức đề kháng cho cả gia đình vừa giúp chị em ngày một đẹp hơn nhé.
Chúc chị em thành công với cách làm mơ muối kiểu Nhật Umeboshi này nhé!
Theo: Afamily